Nước nhiễm sắt: Nguyên nhân và cách xử lý

nước nhiễm sắt

Nước nhiễm sắt: Nguyên nhân và cách xử lý

nước nhiễm sắt

Nước nhiễm sắt là một trong những tình trạng ô nhiễm nước phổ biến mà nhiều hộ dân gặp phải, nhất là những gia đình sử dụng nước giếng khoang.

1. Nước nhiễm sắt là gì?

Nước nhiễm sắt là tình trạng trong nước chứa hàm lượng sắt hòa tan dưới dạng Fe2+ cao vượt quá mức cho phép (cao hơn 0.5 mg/l) gây ra hiện tượng nước có mùi tanh kim loại, vị chua.

Thông thường, nước nhiễm sắt vẫn sẽ có màu khá trong khi vừa bơm lên bể chứa nhưng sau khi tiếp xúc với không khí trong thời gian dài, sắt dưới dạng Fe2+ sẽ chuyển thành sắt dạng Fe3+, tạo nên kết tủa màu đỏ nâu khiến nước đục hơn.

Bên cạnh sự nguy hại khi sử dụng nước nhiễm các chất độc hại như phèn, thủy ngân, asen, nitrat thì việc sử dụng nước nhiễm sắt có hàm lượng cao trong thời gian dài cũng sẽ gây hại đến sức khỏe con người.

2. Nguyên nhân nước nhiễm sắt

Trong tự nhiên, nước ngầm và nước mặt đều có chứa sẵn một hàm lượng sắt nhất định. Từng nguồn nước khác nhau sẽ có hàm lượng sắt khác nhau. Sau đây là một số nguyên nhân khiến cho hàm lượng sắt trong nước cao, dẫn đến nước nhiều sắt:

  • Nước thải từ hoạt động sản xuất, khai thác khoáng sản: Các hoạt động sản xuất, khai thác sắt hay kim loại nặng sẽ cần sử dụng đến một lượng nước lớn, từ đó dẫn đến nước thải sẽ mang theo hàm lượng lớn các kim loại này sẽ thẩm thấu nược vào đất và mạch nước ngầm, khiến nước bị ô nhiễm.
  • Xử lý rác thải không đủ tiêu chuẩn: Rác thải sinh hoạt và rác thải trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp không được xử lý đúng cách khi được xả trực tiếp ra môi trường tự nhiên cũng sẽ tạo nên sự hình thành và tích tụ sắt trong đất.
  • Do điều kiện thổ nhưỡng: Thành phần đất tại một số khu vực sẽ có tỉ lệ sắt trong đất cao, nhất là những nơi gần quặng kim loại. Hàm lượng sắt này theo đất thẩm thấu vào nguồn nước khiến cho nước trong khu vực bị nhiễm sắt nặng.


Làm thế nào để nhận biết nước nhiễm sắt?

Do sắt tồn tại trong nước ở dạng phân tử Fe2+ không màu, không mùi, có thể tan trong nước nên nước ngay khi vừa bơm lên từ giếng hay nguồn nước sẽ thường không có màu hoặc chỉ hơi ngả vàng nhạt.

Sau khi tiếp xúc với không khí thì Fe2+ sẽ bị oxy hóa và biến đổi thành Fe3+. Đây là dạng sắt kết tủa có màu đỏ nâu nên sẽ khiến nước có màu vàng nâu và đậm màu hơn. Chất này cũng tạo nên mùi tanh đặc trưng của nước nhiều sắt.

Để nhận biết nước nhà bạn có bị nhễm sắt hay không thì bạn chỉ cần chuẩn bị một thau nước hoặc cốc nước rồi đặt ngoài trời trong khoảng 3 – 5 phút. Nếu thấy nước dần đổi màu vàng nhạt hoặc nâu vàng, khi ngửi gần thấy có mùi tanh thì có thể kết luận nước có nhiễm sắt.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các công cụ, thang đo để xác định chất lượng nước chính xác hơn.

hệ thống lọc nước nhiều sắt

Hệ thống lọc nước đầu nguồn loại bỏ tạp chất, clo, phèn sắt và làm mềm nước Izuro

3. Tác hại của nước nhiễm sắt đối với sức khỏe và sinh hoạt

Tương tự các chất gây hại có trong nguồn nước như asen, nitrat, phèn,… nước nhiễm sắt nồng độ cao cũng sẽ gây ra nhiều tác hại đối với sinh hoạt hàng ngày và với sức khỏe con người khi sử dụng nguồn nước ô nhiễm lâu dài.

Nước nhiều sắt tác hại lên sức khỏe

Khi sử dụng nước nhiễm sắt để sinh hoạt thông thường như tắm rửa, nấu ăn và làm nước uống trong thời gian dài thì sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về da như dị ứng, viêm da, nổi mụn,… khiến răng bị ố vàng, mắc các bệnh về hệ tiêu hóa, bệnh về máu, thậm chí là ung thư.

Việc dư thừa sắt trong cơ thể cũng sẽ khiến người dùng gặp tình trạng sụt cân, mệt mỏi và tiềm ẩn khả năng làm tổn thương gan, tim, tụy,… Nước nhiễm sắt cũng làm chậm quá trình hấp thu chất dinh dưỡng và tiêu hóa thức ăn, từ đó dẫn đến tình trạng buồn nôn, khó tiêu, chán ăn.

Khi dùng để chế biến thức ăn, pha trà, pha sữa,… nước nhiễm sắt cũng khiến cho món ăn, thức uống biến đổi vị, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, hương vị thức ăn làm người dùng cảm thấy không ngon miệng.

Tác hại đến đời sống sinh hoạt

Trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, nước nhiễm sắt sẽ khiến cho quần áo trắng sau khi gặt bị xỉn màu, ố vàng và nhanh hỏng hơn. Do đặc tính hóa học của sắt không hòa tan được xà phòng nên sẽ làm hạn chế khả năng tạo bọt của xà phòng, từ đó khiến cho bạn phải sử dụng nhiều chất tẩy rửa hơn khi rửa chén, giặt quần áo, gây lãng phí.

Bên cạnh đó, những đồ dùng, thiết bị trong gia đình sau khi tiếp xúc lâu dài với nước nhiễm sắt sẽ bị hoen gỉ, hư hại, ố vàng gây mất thẩm mỹ. Nước nhiễm sắt đi qua các ống dẫn sẽ làm tích tụ gỉ sắt bên trong đường ống, khiến ống giòn hơn, dễ gây ra tắc nghẽn.

4. Tham khảo một số cách xử lý nước bị nhiễm sắt

Dùng tro bếp

Sử dụng tro bếp để xử lý nước nhiễm sắt là một cách làm đơn giản, tiết kiệm và thường được sử dụng để giảm thiểu hàm lượng sắt trong nước sinh hoạt của những hộ dân ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa thiếu nước sạch.

Theo đó, để lọc được 1 lít nước nhiễm sắt thì bạn chỉ cần hòa tan vào nước khoảng 5 gram tro bếp. Phản ứng thủy phân giữa sắt không hòa tan và K2CO3 (tro) sẽ tạo ra kết tủa màu trắng và lắng xuống. Sau khoảng 20 – 30 phút, bạn tiến hành chắt lấy phần nước sạch là được.

Đây là một phương pháp đơn giản và dễ làm đối với những hộ dân ở nông thôn hay có sử dụng bếp củi. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ loại bỏ một lượng sắt nhất định, hàm lượng sắt trong nước vẫn có thể còn cao. Vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng nược sau khi lọc để sinh hoạt thông thường.

Sử dụng vôi

Vôi cũng là một chất được áp dụng phổ biến trong các hệ thống lọc nước tại nhà máy xử lý nước. Tương tự với tro bếp, vôi được hòa tan với nước nhiễm sắt sẽ làm tăng độ pH của nước, từ đó khiến cho quá trình oxy của Fe2+ thành Fe3+ diễn ra nhanh chóng. Sau đó nước sẽ được để lắng và loại bỏ phần chất kết tủa ra khỏi nguồn nước.

Sử dụng máy lọc nước RO

Tuy nước đã được xử lý qua hệ thống nhà máy lọc nước nhưng nguồn nước khi tới tay người sử dụng vẫn có thể còn chứa hàm lượng sắt cao vượt mức cho phép. Để đảm bảo an toàn tối ưu nhất cho chất lượng nguồn nước sinh hoạt và nước uống của gia đình thì bạn nên trang bị một hệ thống lọc nước tại nhà.

Với công nghệ lọc bằng màng lọc RO chất lượng cao, nước sau khi qua khe lọc siêu nhỏ 0.0001 micron sẽ được loại bỏ hoàn toàn không chỉ sắt mà cả các chất độc hại khác trong nước. Bên cạnh đó, một số dòng máy lọc nước còn có khả năng bổ sung nguồn khoáng cho nước tốt cho sức khỏe.

Chi phí lắp đặt và thay thế lõi lọc của một chiếc máy lọc nước RO hiện nay là không đáng kể. Vì vậy nên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe chính mình và người thân trong gai đình thì bạn nên đầu tư một hệ thống máy lọc nước tại nhà, giúp nguồn nước sử dụng được đảm bảo chất lượng nhé.

máy lọc nước ro

Máy lọc nước RO Karofi KAQ-U95 có khả năng xử lý nước mạnh mẽ

Sử dụng hệ thống lọc nước đầu nguồn đa tầng

cấu tạo lõi lọc đầu nguồn

Hệ thống lọc tổng đầu nguồn nước hiệu quả với nhiều loại vật liệu lọc

Ngoài xử lý nước nhiễm sắt, hệ thống lọc nước đầu nguồn còn có khả năng xử lý clo, asen, nước cứng làm mềm nước cũng như loại bỏ các tạp chất bụi bẩn hiệu quả.

Nước sau khi được lọc qua hệ thống sẽ tương đối sạch, gần đạt tiêu chuẩn nước uống, cũng như bảo vệ các thiết bị nước trong nhà tốt hơn, giảm thời gian, chi phí bảo dưỡng thay lõi cho máy lọc nước gia đình.

hệ thống lọc tổng đầu nguồn

Tham khảo hệ thống lọc tổng đầu nguồn đa tầng của hãng Izuro Nhật Bản

Liên hệ Lọc nước Thạch Lâm để được tư vấn và hỗ trợ xử lý nước ngay hôm nay nhé:

Hotline: 0825555050

Facebook lọc nước Thạch Lâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *